1. Kinh tế công cộng

Giả thuyết về vòng đời (Life-cycle hypothesis) là gì? Nội dung về giả thuyết

Mục Lục

Giả thuyết về vòng đời

Giả thuyết về vòng đời trong tiếng Anh là Life-cycle hypothesis, viết tắt là LCH.

Giả thuyết về vòng đời (LCH) là một lí thuyết kinh tế mô tả thói quen chi tiêu và tiết kiệm của một người trong suốt cuộc đời. Khái niệm này được phát triển bởi nhà kinh tế học Franco Modigliani và sinh viên Richard Brumberg vào đầu những năm 1950. 

Đặc điểm chính của giả thuyết này là các cá nhân tìm cách san bằng chi tiêu trong suốt cuộc đời của họ bằng cách vay khi thu nhập của họ thấp và tiết kiệm khi thu nhập của họ cao.

LCH giả định rằng các cá nhân lập kế hoạch chi tiêu trong suốt cuộc đời của họ, và có tính đến thu nhập trong tương lai của họ. Theo đó, họ vay nợ khi còn trẻ, và họ tự cho rằng thu nhập trong tương lai sẽ cho phép họ trả hết. 

Sau đó, họ tiết kiệm trong độ tuổi trung niên để duy trì mức chi tiêu bình ổn khi họ nghỉ hưu. Do đó, biểu đồ chi tiêu của một cá nhân cho thấy tích luỹ tài sản thấp ở giai đoạn tuổi trẻ và tuổi già, đồng thời cao trong giai đoạn trung niên.

Nội dung của Giả thuyết về vòng đời

Giả thuyết về vòng đời đưa ra một số giả định. Ví dụ, giả thuyết này cho rằng một người sẽ tiêu dùng hết tất cả tài sản của mình trong cuộc đời. Tuy nhiên, thông thường, tài sản được truyền lại cho người kế thừa, hoặc đơn giản là người già không có nhu cầu chi tiêu quá nhiều. Giả thuyết này cũng cho rằng tất cả mọi người đều lên kế hoạch về cách kiếm tiền, nhưng lại không có ý thức tiết kiệm tiền để chi tiêu trong tương lai.

Giả thuyết này còn được xây dựng trên một giả định khác là một người kiếm được nhiều tiền nhất ở độ tuổi lao động. Tuy nhiên, một số người chọn làm việc ít hơn khi còn khá trẻ và tiếp tục làm việc bán thời gian khi đến tuổi nghỉ hưu.

Ngoài ra còn có các giả định khác, ví dụ như những người có thu nhập cao có khả năng tiết kiệm và hiểu biết về tài chính cao hơn so với những người có thu nhập thấp. Những người có thu nhập thấp có thể có nợ thẻ tín dụng và ít thu nhập khả dụng hơn.

Cuối cùng, các chính sách an toàn hoặc lợi ích người cao tuổi có thể không khuyến khích mọi người tiết kiệm, vì họ dự kiến sẽ nhận được khoản thanh toán an sinh xã hội cao hơn khi họ nghỉ hưu.

LCH đã thay thế một giả thuyết trước đó được phát triển bởi nhà kinh tế học John Maynard Keynes vào năm 1937. Keynes cho rằng tỉ lệ phần trăm thu nhập được tiết kiệm sẽ tăng lên khi thu nhập của một người tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc khi thu nhập của một quốc gia tăng lên, tình trạng tiết kiệm tăng lên sẽ dẫn đến tổng cầu và sản lượng kinh tế bị đình trệ.

Một vấn đề khác với lí thuyết của Keynes là ông đã không giải quyết các mô hình tiêu dùng của mọi người theo thời gian. Ví dụ, một cá nhân ở tuổi trung niên là chủ gia đình sẽ tiêu thụ nhiều hơn một người về hưu.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác