Giả thuyết kì vọng thích ứng (Adaptive Expectations Hypothesis) là gì? Ví dụ về giả thuyết
Mục Lục
Giả thuyết kì vọng thích ứng
Giả thuyết kì vọng thích ứng trong tiếng Anh là Adaptive Expectations Hypothesis.
Giả thuyết kì vọng thích ứng là một lí thuyết kinh tế cho rằng các cá nhân điều chỉnh kì vọng của họ về tương lai dựa trên những kinh nghiệm và sự kiện đã xảy ra gần đây.
Trong lĩnh vực tài chính, hiệu ứng này có thể khiến mọi người đưa ra quyết định đầu tư dựa trên xu hướng của dữ liệu lịch sử gần đây, chẳng hạn như hoạt động của giá cổ phiếu hoặc tỉ lệ lạm phát, và điều chỉnh dữ liệu (dựa trên kì vọng của họ) để dự đoán hoạt động hoặc tỉ lệ trong tương lai.
Giả thuyết kì vọng thích ứng cho thấy các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh kì vọng của họ về hành vi trong tương lai dựa trên hành vi quá khứ gần đây. Nếu thị trường đang có xu hướng giảm, mọi người có thể sẽ mong đợi nó sẽ tiếp tục giảm bởi vì đó là những gì thị trường đã và đang hoạt động trong thời gian gần đây.
Xu hướng nghĩ theo cách này có thể sẽ gây hại vì nó khiến mọi người đánh mất cái nhìn bao quát hơn trong dài hạn, và thay vào đó lại tập trung vào những hoạt động gần đây và kì vọng rằng nó sẽ tiếp tục diễn biến như trước.
Trong thực tế, nhiều khoản đầu tư có xu hướng quay trở về giá trị trung bình. Nếu một người trở nên quá tập trung vào biến động gần đây, họ có thể không bắt được dấu hiệu của bước ngoặt và bỏ lỡ cơ hội.
Niềm tin rằng xu hướng sẽ tiếp tục tồn tại chỉ vì chúng đã xảy ra có thể dẫn đến sự tự tin thái quá cho rằng xu hướng sẽ kéo dài vô thời hạn, và dẫn đến bong bóng tài sản.
Ví dụ về giả thuyết kì vọng thích ứng
Ví dụ, trước khi bong bóng nhà đất vỡ, giá nhà đã tăng và có xu hướng tiếp tục lên cao trong một khoảng thời gian đáng kể ở nhiều vùng tại Mỹ. Người dân Mỹ quá tập trung vào thực tế này và nghĩ rằng xu hướng này sẽ kéo dài mãi mãi, vì vậy họ đã vay mượn và mua nhà cửa và cho rằng sự đảo ngược giá nhà đất là không thể xảy ra chỉ bởi vì nó đã không xảy ra gần đây.
Tuy nhiên, cuối cùng thì giá nhà đã giảm và bong bóng nhà đất vỡ.
Một ví dụ khác, nếu tốc độ tăng lạm phát trong 10 năm qua nằm phạm vi 2-3%, các nhà đầu tư sẽ sử dụng mức lạm phát kì vọng nằm trong khoảng đó khi đưa ra quyết định đầu tư.
Do đó, nếu một biến động cực đoan tạm thời trong lạm phát xảy ra gần đây, chẳng hạn như hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy, các nhà đầu tư sẽ đánh giá quá cao sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát trong tương lai. Điều ngược lại sẽ xảy ra trong một môi trường lạm phát do cầu kéo.
(Theo investopedia)