1. Kinh tế học

Gánh nặng nợ (Burden of debt) là gì? Tác động của gánh nặng nợ

Mục Lục

Gánh nặng nợ (Burden of debt)

- Nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 65% GDP: Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên xấp xỉ 65% vào thời điểm 2017 - 2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chinh phủ vay và nợ Chinh phủ bảo lãnh. 

Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỉ lệ nợ công tăng nhanh nhất. Nhưng nếu không tiếp tục vay thì cũng không có vốn để phục vụ phát triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động 39,5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020.

- Nợ công tăng trưởng một cách nhanh chóng: Tốc độ tăng nợ công tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Cứ 3 tháng 1 lần, Việt Nam trả nợ công gồm cả gốc và lãi với số tiền khoảng 25 nghìn tỉ đồng, xấp xỉ khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. 

Nếu không giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô. Năm 2016, nợ công đến hạn của Việt Nam là 280.000 tỉ đồng, nhưng chỉ trả được 150.000 tỉ đồng và phải vay thêm 130.000 tỉ đồng, xấp xỉ 6 tỉ đô la Mỹ để đảo nợ.

- Nợ công đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong đất nước về mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội... Các hệ lụy đó là: Lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và thất nghiệp tăng cao, kinh tế kém phát triển,... 

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Công Thương)

Thuật ngữ khác