1. Kinh tế số

EdTech là gì? Những điều cần biết về EdTech

Mục Lục

EdTech

EdTech là từ kết hợp giữa "giáo dục" (education) và "công nghệ" (technology).

EdTech có nghĩa là việc áp dụng công nghệ trong giáo dục. Nó đề cập đến các phần cứng và phần mềm được thiết kế để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên khi lên lớp và cải thiện kết quả học tập của học sinh. 

Nó được ứng dụng khá hiệu quả và thành công tại các trường học đã áp dụng công nghệ này. Các học sinh, sinh viên sẽ sử dụng các thiết bị thông minh của mình để có thể lấy được tài liệu trên cổng thông tin của trường mình hoặc các trường khác. Điều này mang lại cơ hội học tập mở rộng cho các học sinh, sinh viên.

EdTech vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng nó hứa hẹn là một phương pháp điều chỉnh chương trình giảng dạy dựa theo trình độ năng lực của học sinh, sinh viên bằng cách giới thiệu và củng cố nội dung mới với tốc độ tiến triển mà học sinh, sinh viên có thể theo được. 

Những ý kiến trái chiều về EdTech

EdTech có thể là một chủ đề gây tranh cãi. Khi một phần lớn của hệ thống giáo dục được tổ chức thành công đoàn, có những lo ngại rằng EdTech là một nỗ lực nằm loại bỏ một số nhiệm vụ trong trường học như một cách để giảm thiểu chi phí. 

Những người tạo ra EdTech nhấn mạnh rằng, tiềm năng của việc tăng cường các phần mềm là giải phóng giáo viên khỏi công việc đứng lớp, giảng dạy bình thường và chuyển sang vai trò là người hướng dẫn. Với những hạn chế về thời gian, giáo viên khó có thể vừa giúp các cá nhân học chậm theo kịp tiến độ của giáo án và vừa hoàn thiện vai trò của họ ở trên lớp. Bằng cách tự động hóa việc đánh giá khả năng và điều chỉnh độ khó dễ, EdTech có thể giúp kết quả học tập tốt hơn cho mỗi người học và cả lớp. 

Nhiều người lo ngại rằng, EdTech đang đi quá xa khi tương lai các khóa học có khả năng được quản lí hoàn toàn bằng phần mềm.

Tình trạng hiện tại của lĩnh vực này, là sử dụng phân tích học để đánh giá năng lực của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của chương trình giảng dạy, cho phép học sinh tiến bộ nhanh hơn trong một số lĩnh vực, và có thể dành nhiều thời gian hơn để củng cố các lĩnh vực yếu kém. 

Khi mỗi học sinh làm việc thông qua một chương trình giảng dạy được tùy chỉnh, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ và xử lí sự cố với những thông tin được cung cấp bởi phần mềm EdTech về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. 

 Các mô hình Edtech trong kỉ nguyên số hiện nay

– Learning Management Systems: Mô hình này giúp quản lý lớp học dưới nền tảng số.

– School Administration: Hệ thống quản lí thông tin dành cho các trường học.

– Broad Online Learning Platforms: Mô hình này giúp hình thành các khóa học online trực tuyến ở mọi lĩnh vực.

– Next-Gen Study Tools: Đây là trò chơi giúp cho quá trình học tập diễn ra hấp dẫn hơn.

– Enterprise Learning: Mô hình đào tạo và giáo dục dành cho các kĩ năng doanh nghiệp.

– Early Childhood Education: Đây là mô hình giáo dục học tập dành riêng cho trẻ em.

– Tech Learning: Mô hình này là các công cụ học tập lập trình và công nghệ thông tin.

– Language Learning: áp dụng trong các ứng dụng học ngoại ngữ online. Một số ví dụ : Elsa, Duolingo, …

Trên đây là 8 mô hình edtech phổ biến trên thế giới nhất hiện nay. Đối với mỗi dạng sẽ có những ứng dụng cụ thể riêng. Nhưng chung qui lại, tất cả đều góp phần giúp ngành giáo dục phát triển hơn.  

Những Edtech startup thành công trên thế giới

Edtech startup là khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục được rất nhiều người trong ngành theo đuổi. Đây là một lĩnh vực có thách thức để bước tới thành công to lớn. Dưới đây là một số dự án cụ thể trên thế giới đã ứng dụng thành công Edtech:

– Knewton: Knewton được thành lập vào năm 2008, đã có hơn 10.000 sinh viên sử dụng. Startup này cung cấp những khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới và từ những chuyên gia hàng đầu.

– Coursera: Nếu bạn không có nhiều kinh phí thì Coursera sẽ là nơi bạn có thể học tập được nhiều kiến thức phổ thông hoàn toàn miễn phí, chỉ một phần kiến thức chuyên sâu bạn sẽ phải trả một khoản phí cho nó.

– Udemy: Một trong những hệ thống học online lớn nhất hiện nay, sở hữu hơn 40.000 khóa học trên web cũng như số lượng học viên lên đến 11 triệu.

– Duolingo: Một trong những startup tiêu biểu cho Edtech chính là Duolingo – nền tảng học ngoại ngữ miễn phí, giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ mới bằng những trò chơi, từ đó tăng khả năng tiếp thu. Duolingo cũng được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhiều giảng viên sử dụng Duolingo như một công cụ hỗ trợ giảng dạy hiệu quả hơn.

Còn ở Việt Nam, cũng có những start up rất thành công đối với lĩnh vực này đó là:

– Elsa: ứng dụng học tiếng anh nổi tiếng giúp cho những người học có thể phát âm chuẩn theo giọng người bản ngữ.

– Topica: ứng dụng học lấy bằng cử nhân trực tuyến tại nhà. Bạn sẽ không phải mất công tới trường để học theo phương pháp truyền thống nữa.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia, itacenter)

Thuật ngữ khác