Đường cong lợi suất nghịch đảo (Inverted Yield Curve) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Đường cong lợi suất nghịch đảo
Đường cong lợi suất nghịch đảo trong tiếng Anh là Inverted Yield Curve.
Đường cong lợi suất nghịch đảo thể hiện tình huống trong đó các công cụ nợ dài hạn có lợi suất thấp hơn các công cụ nợ ngắn hạn với cùng chất lượng tín dụng.
Đường cong lợi suất nghịch đảo đôi khi được gọi là đường cong lợi suất âm (Negative yield curve).
Đường cong lợi suất biểu diễn lợi suất trên các trái phiếu tương tự với nhiều thời gian đáo hạn (Maturity) khác nhau.
Đường cong lợi suất bình thường dốc lên, phản ánh thực tế rằng lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất dài hạn. Đó là kết quả của việc tăng rủi ro và phí bảo hiểm thanh khoản cho các khoản đầu tư dài hạn.
Khi đường cong lợi suất nghịch đảo, lãi suất ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất dài hạn. Loại đường cong lợi suất này là loại hiếm nhất trong ba loại đường cong chính và được coi là yếu tố dự báo suy thoái kinh tế.
Do sự hiếm hoi của nghịch đảo đường cong lợi suất, chúng thường thu hút sự chú ý từ thế giới tài chính.
Đặc điểm của Đường cong lợi suất nghịch đảo
Đường cong lợi suất thường được xem là một cách để dự đoán các bước ngoặt của chu kì kinh doanh. Đường cong lợi suất nghịch đảo xuất hiện, có nghĩa là hầu hết các nhà đầu tư tin rằng lãi suất ngắn hạn sẽ giảm mạnh vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Đường cong lãi suất trái phiếu là một trong những chỉ số hàng đầu đáng tin cậy nhất về suy thoái kinh tế sắp xảy ra.
Đường cong lợi suất có thể được xây dựng cho bất kì loại công cụ nợ nào có chất lượng tín dụng tương đương và các ngày đáo hạn hạn khác nhau.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để đo đường cong lợi suất là sử dụng mức chênh lệch giữa lợi suất của trái phiếu kho bạc mười năm và trái phiếu kho bạc hai năm để xác định xem đường cong lợi suất có bị nghịch đảo hay không.
Biên độ trái phiếu kho bạc mười năm và trái phiếu kho bạc hai năm là một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất về suy thoái trong năm tiếp theo.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed từ khi công bố dữ liệu của biên độ trái phiếu này từ năm 1976, đã dự đoán chính xác mọi suy thoái diễn ra ở Mỹ và đã không đưa ra một tín hiệu dương tính giả nào.
Vào tháng 8 năm 2019, mức chênh lệch đã giảm xuống dưới 0, cho thấy đường cong lợi suất nghịch đảo và đưa ra tín hiệu về suy thoái kinh tế ở Mỹ vào năm 2020.
Cân nhắc về Ngày đáo hạn của Đường cong lợi suất nghịch đảo
Lợi suất thường cao hơn đối với chứng khoán có thu nhập cố định với thời gian đáo hạn dài hơn. Lợi suất cao hơn đối với chứng khoán dài hạn là kết quả của phí bảo hiểm rủi ro đáo hạn.
Nếu một nhà đầu tư nghĩ rằng lợi suất giảm, việc mua trái phiếu có kì hạn dài hơn là điều hợp lí. Bằng cách đó, các nhà đầu tư sẽ giữ trái phiếu có lãi suất hiện tại cao hơn. Giá tăng lên khi nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu dài hạn, khiến lợi suất giảm. Khi lợi suất của trái phiếu dài hạn giảm đủ nhiều, nó sẽ tạo ra đường cong lợi suất nghịch đảo.
Cân nhắc về tình hình kinh tế của Đường cong lợi suất nghịch đảo
Hình dạng của đường cong lợi suất thay đổi theo tình hình của nền kinh tế. Đường cong lợi suất dốc bình thường hoặc đi lên xảy ra khi nền kinh tế đang tăng trưởng.
Hai lí thuyết kinh tế chính giải thích hình dạng của đường cong lợi suất là lí thuyết kì vọng thuần túy và lí thuyết ưu tiên thanh khoản.
Trong lí thuyết kì vọng thuần túy, lãi suất dài hạn được cho là trung bình của lãi suất ngắn hạn dự kiến trong cùng thời gian đáo hạn.
Lí thuyết ưu tiên thanh khoản chỉ ra rằng các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một khoản phí bảo hiểm trên lợi tức họ nhận được để đổi lấy thanh khoản trong một trái phiếu dài hạn.
Cả hai lí thuyết này cùng nhau giải thích hình dạng của đường cong lợi suất là một hàm theo sở thích hiện tại và kì vọng của nhà đầu tư trong tương lai và giải thích lí do trong thời gian bình thường, đường cong lợi suất dốc lên phía bên phải.
Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế bình thường và đặc biệt là khi nền kinh tế đang bị kích thích bởi lãi suất thấp do chính sách tiền tệ thúc đẩy, đường cong lãi suất dốc lên vì các nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất cao hơn cho trái phiếu dài hạn và bởi vì họ hi vọng rằng đến một lúc nào đó trong tương lai, chỉnh phủ sẽ phải tăng lãi suất ngắn hạn để tránh nền kinh tế quá nóng hay lạm phát.
Trong những trường hợp này, cả kì vọng và ưa thích thanh khoản đều đóng góp vào việc làm đường cong lợi suất dốc lên.
Khi các tín hiệu của một nền kinh tế quá nóng bắt đầu xuất hiện hoặc khi các nhà đầu tư có lí do để tin rằng việc tăng lãi suất ngắn hạn của chính phủ sắp xảy ra, thì kì vọng thị trường bắt đầu hoạt động theo hướng ngược lại, ưu tiên thanh khoản và độ dốc của lợi suất đường cong bị làm phẳng và thậm chí có thể chuyển sang đường cong lợi suất nghịch đảo nếu hiệu ứng này đủ mạnh.
Các nhà đầu tư bắt đầu kì vọng rằng những nỗ lực của chỉnh phủ nhằm hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn sẽ dẫn đến sự chậm lại trong hoạt động kinh tế, sau đó là quay trở lại chính sách lãi suất thấp để chống lại xu hướng chậm lại này trở thành suy thoái.
Các nhà đầu tư dự kiến giảm lãi suất ngắn hạn trong tương lai, dẫn đến giảm lợi suất dài hạn và tăng lợi suất ngắn hạn trong hiện tại, làm cho đường cong lợi suất bị làm phẳng hoặc thậm chí nghịch đảo.
Hoàn toàn hợp lí khi kì vọng lãi suất sẽ giảm trong thời kì suy thoái. Nếu có suy thoái, thì chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn và có thể trở thành thị trường giá xuống (Bear market). Điều đó làm tăng nhu cầu trái phiếu, làm tăng giá trái phiếu và làm giảm lợi suất.
Chính phủ cũng thường giảm lãi suất ngắn hạn để kích thích nền kinh tế trong thời kì suy thoái. Kì vọng đó làm cho trái phiếu dài hạn trở nên hấp dẫn hơn, điều này làm tăng giá và giảm lợi suất trong những tháng trước khi suy thoái xảy ra.
(Theo Investopedia)