Dropshipping là gì? Ưu và nhược điểm của phương thức bán lẻ này
Mục Lục
Dropshipping
Dropshipping là một phương thức thực hiện bán lẻ, trong đó một cửa hàng không lưu giữ các sản phẩm mà họ bán ở trong kho của mình. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể theo mô hình này, sẽ không có sản phẩm lưu kho mà đó là sản phẩm họ mua từ bên thứ ba rồi vận chuyển trực tiếp cho khách hàng. Do đó, người bán không phải trực tiếp xử lí sản phẩm và dường như không bao giờ tận mắt nhìn thấy sản phẩm.
Sự khác biệt lớn nhất giữa dropshipping và mô hình bán lẻ tiêu chuẩn là người bán không cần phải có kho hàng hoặc không cần hàng lưu kho nữa. Thay vào đó, người bán chỉ mua hàng khi cần thiết từ bên thứ ba - thường là những nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất để hoàn thành đơn hàng.
Lợi ích của Dropshipping
- Cần ít vốn và chi phí thấp: lợi thế lớn nhất đối với dropshipping là có thể mở một cửa hàng thương mại điện tử mà không cần phải đầu tư rất nhiều tiền vào lượng hàng lưu kho. Người bán không phải mua sản phẩm trước trừ khi họ đã bán được sản phẩm đó và đã được khách hàng trả tiền.
Khi không có khoản đầu tư hàng lưu kho đó, họ có thể bắt đầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm và khởi động một doanh nghiệp dropshipping thành công với rất ít chi phí. Trên thực tế, nhiều cửa hàng dropshipping thành công được điều hành như các doanh nghiệp tại nhà.
- Dễ dàng bắt đầu: bạn sẽ dễ dàng điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử hơn khi không phải đối phó với những sản phẩm vật lí như việc quản lí kho hàng, theo dõi hàng tồn kho,....
- Vị trí linh hoạt: bạn có thể điều hành và quản lí cửa hàng của mình từ bất cứ nơi nào có kết nối internet, miễn là bạn có thể giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng một cách thuận tiện nhất.
- Nhiều lựa chọn sản phẩm để bán: vì bạn không phải mua trước các mặt hàng bạn muốn bán, bạn có thể cung cấp một loạt các sản phẩm theo xu hướng cho những khách hàng tiềm năng của mình, liệt kê trên cửa hàng trực tuyến những sản phẩm mà nhà cung cấp có sẵn.
- Dễ dàng mở rộng qui mô
Nhược điểm của Dropshipping
- Lợi nhuận thấp: đây là nhược điểm lớn nhất khi hoạt động theo mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh cao này. Vì quá dễ dàng để bắt đầu và chi phí đầu tư rất nhỏ, nhiều cửa hàng sẽ cạnh tranh bằng việc bán các mặt hàng với giá thấp nhất để tăng doanh thu. Và khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những cửa hàng có mức giá tốt nhất ngay cả khi trang web và dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ có chất lượng kém hơn của bạn. Sự gia tăng cạnh tranh khốc liệt này sẽ nhanh chóng làm tổn hại đển tỉ suất lợi nhuận tiềm năng trong thị trường ngách.
- Vấn đề lưu kho: nếu bạn lưu trữ tất cả các sản phẩm của riêng mình, việc theo dõi những mặt hàng nào trong và ngoài kho là tương đối đơn giản. Nhưng khi bạn phải tìm nguồn cung ứng từ nhiều kho - nơi cũng đang thực hiện các đơn đặt hàng cho những thương nhân khác, thì các mặt hàng cũng như số lượng lưu kho có thể thay đổi hàng ngày. Bạn sẽ không thể chủ động kiểm soát được hàng của mình.
- Vấn đề vận chuyển phức tạp: nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp, thì các sản phẩm trên cửa hàng của bạn sẽ có nguồn gốc từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Điều này gây ra sự phức tạp cho chi phí vận chuyển của bạn.
- Lỗi từ nhà cung cấp: sẽ không tránh khỏi việc hàng bị lỗi từ nhà cung cấp. Các lô hàng bị hỏng và đóng gói chất lượng thấp hoặc số lượng bị thiếu có thể làm tổn hại đến danh tiếng của cửa hàng bạn.
- Hạn chế những tùy chỉnh và xây dựng thương hiệu: không phải bạn mà là nhà cung cấp mới có quyền kiểm soát nhiều nhất đối với sản phẩm, sẽ rất khó nếu như bạn muốn điều chỉnh các thay đổi về sản phẩm. Ưu tiên về tính khả thi và giá cả phải chăng cho bên sản xuất phải được đặt lên hàng đầu.
(Theo Shopify)