1. Marketing

Định giá cạnh tranh (Competitive Pricing) là gì? Định giá cạnh tranh và Đề nghị khớp giá

Mục Lục

Định giá cạnh tranh

Doanh nghiệp có ba lựa chọn khi định giá một hàng hóa hoặc dịch vụ: định giá bằng mức giá của đối thủ, định giá thấp hơn hoặc định giá cao hơn.

Việc định giá cao hơn đối thủ đòi hỏi doanh nghiệp phải có các điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như điều khoản thanh toán dài hạn hoặc các tính năng nổi bật. Thay vì cạnh tranh về giá, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh về chất lượng.

Doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ nếu tin rằng khách hàng sẽ mua thêm các sản phẩm khác của họ sau khi tiếp cận với sản phẩm ưu đãi. Lợi nhuận của các sản phẩm khác có thể bù cho phần thiệt hại của sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá thị trường. Đây còn được gọi là chiến lược định giá lỗ để kéo khách.

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể chọn mức giá tương đương với các đối thủ cạnh tranh hoặc giá hiện hành trên thị trường. Mặc dù sản phẩm này tương tự với sản phẩm của đối thủ và mức giá cũng giống, doanh nghiệp vẫn có thể cố gắng tạo sự khác biệt thông qua tiếp thị và quảng cáo.

Định giá cạnh tranh và Đề nghị khớp giá

Khi một công ty không thể lường trước sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh hoặc không kịp chuẩn bị để thực hiện các thay đổi tương ứng kịp thời, một hãng bán lẻ có thể đưa ra đề nghị khớp giá sản phẩm với giá của đối thủ cạnh tranh đang được quảng cáo. 

Điều này cho phép hãng bán lẻ duy trì mức giá cạnh tranh cho những người biết về ưu đãi của đối thủ, mà không phải thay đổi giá chính thức trong toàn hệ thống cửa hàng.

Ví dụ, vào tháng 11 năm 2014, Amazon dự kiến thay đổi giá cho khoảng 80 triệu mặt hàng để chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ. Để đáp lại, các hãng bán lẻ khác bao gồm Walmart và Best Buy đã công bố thực hiện chương trình khớp giá.

Điều này cho phép khách hàng của Walmart hoặc Best Buy mua được sản phẩm với mức giá thấp hơn, còn Walmart và Best Buy thoát khỏi rủi ro mất khách cho Amazon chỉ vì lí do giá cả.

(Theo investopedia)

Thuật ngữ khác