Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản (Flight To Liquidity) là gì? Hệ quả
Mục Lục
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản
Khái niệm
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản hoặc chạy vào tài sản có thanh khoản cao trong tiếng Anh là Flight To Liquidity.
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản là thuật ngữ chỉ hành động cố gắng thanh lí các vị thế của các chứng khoán bị động hoặc có thanh khoản kém và mua các vị thế của tài sản thanh khoản cao hơn của các nhà đầu tư.
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản thường diễn ra trong thời kì nền kinh tế hoặc thị trường chứng khoán bất ổn và các nhà đầu tư lo ngại rằng thị trường có thể sụt giảm bất cứ lúc nào.
Lúc này họ tìm kiếm các vị thế chứng khoán có thanh khoản cao hơn để tăng khả năng bán vị thế của họ trong thời gian ngắn. Sự chuyển dịch tài sản này được gọi là dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản.
Đặc điểm Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản
Khi dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản xảy ra, các nhà đầu tư xem các tài sản kém thanh khoản là bất ổn và có rủi ro cao hơn, do đó làm giảm giá trị lợi nhuận tiềm năng của các tài sản này.
Lượng cầu giảm đẩy giá tài sản kém thanh khoản xuống thấp hơn, tạo ra phản ứng lặp khiến các nhà đầu tư đang tìm cách thoái khỏi một vị thế hay một khoản đầu tư do kém thanh khoản càng trở nên bi quan hơn khi thấy họ đang nắm giữ một khoản đầu tư ngày càng kém thanh khoản.
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản không hiếm và có thể xảy ra hàng ngày với qui mô nhỏ.
Hệ quả của Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản
Tổng quan, dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản là kết quả từ một số sự kiện hay thông tin bất ngờ trên thị trường hay trong nền kinh tế.
Phản ứng phòng thủ của các nhà đầu tư với sự kiện này thể hiện qua hành động thanh lí các tài sản và tích trữ tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền.
Những hành vi như vậy nếu có qui mô đủ lớn sẽ khiến nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Với quá nhiều người bán và không đủ người mua làm giảm giá tài sản, dẫn đến các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và tâm lí thị trường. Chi tiêu của người tiêu dùng và nhà sản xuất giảm, làm trì trệ nền kinh tế và tiếp tục tăng thêm sự bi quan trong nền kinh tế.
Trong kịch bản này, các nhà đầu tư nhận thấy sẽ có một sự giảm giá tổng thể kịch liệt, vì vậy họ cố gắng bán tài sản đồng thời nắm giữ nhiều tiền mặt nhất có thể và kì vọng giá tài sản thấp hơn trong tương lai gần.
Các nhà phát triển và lãnh đạo doanh nghiệp thường sẽ trì hoãn các dự án đầu tư mới cho đến khi "cơn giông tố" này đi qua.
Dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản trong chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một ví dụ về thị trường thanh khoản vì nó có một lượng lớn người mua và người bán.
Do cổ phiếu có thể dễ dàng được giao dịch thông qua các kênh kĩ thuật số trên cơ sở cung cầu và có giá thị trường đầy đủ, các chứng khoán hợp lí được coi là tài sản thanh khoản nếu thỏa mãn các điều kiện phù hợp.
Khối lượng giao dịch cao cho phép một số chứng khoán hợp lí có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền mặt. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp các cổ phiếu có vốn hóa thị trường cao và khối lượng cổ phiếu lớn.
Đây là những lí do làm cho cổ phiếu trở thành một mục tiêu hấp dẫn khi dịch chuyển đầu tư theo thanh khoản.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số nhà đầu tư có thể coi cổ phiếu quá rủi ro khi chọn lọc đối tác thanh khoản do chúng mang nhiều rủi ro ngắn hạn hơn nhiều khoản đầu tư thanh khoản khác.
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư khác mà các nhà đầu tư tìm kiếm khi chọn lọc đối tác thanh khoản do tính chất có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
Các khoản tương đương tiền bao gồm tài khoản ngân hàng, chứng khoán có thể bán, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ ngắn hạn có thời gian đáo hạn từ ba tháng trở xuống.
Các tài sản này có thanh khoản cao hơn và giá trị của chúng không chịu nhiều biến động.
(Theo Investopedia)