Đầm phá (Lagoon) là gì? Vai trò kinh tế của đầm phá
Mục Lục
Đầm phá (Lagoon)
Đầm phá - danh từ, trong tiếng Anh được gọi Lagoon.
Đầm phá là loại hình thuỷ vực ven biển nước lợ, mặn hoặc siêu mặn, được ngăn cách với biển bởi một đê cát và có cửa thông với biển phía ngoài. Cửa có thể mở thường xuyên hoặc định kì về mùa mưa, thậm chí bị đóng kín, nhưng vẫn trao đổi với bên ngoài nhờ thẩm thấu hay chảy thấm qua đê cát chắn. (Theo Encyclopaedia Britannica)
Đầm phá ở Việt Nam chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển, gồm 12 đầm phá lớn nhỏ phân bố chủ yếu ở miền Trung – Nam Trung Bộ, tổng diện tích khoảng 457,8km2 , trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (68 km2 ) là lớn nhất, sau các đầm phá Mard (200km2 ) và Santo Domingo (Dominica) (100km2 ). Trong khu vực châu Á, có thể kể đến các đầm phá Talesap (Thái Lan) và Chilka (Ấn Độ).
Đặc điểm của đầm phá
Đầm phá là có khối nước bị ngăn cách với biển ngoài bởi đường bờ, tuy vẫn có cửa thông song vẫn có ảnh hưởng lớn của sông, vì vậy, nước nước đầm phá thường là nước lợ, do có dòng nước sông từ bờ đổ vào.
Trầm tích sông, nước ngọt ít. Nước sông, cửa vào bị chắn, thuỷ triều hạn chế. Theo hình thái động lực có thể phân chia đầm phá ven bờ đại dương thế giới thành 4 kiểu: Đầm phá cửa sông (Estuarine lagoon), đầm phá hở (opening lagoon), đầm phá kín từng phần (partly closed) và đầm phá kín (closed lagoon). (Theo Viện khoa học và công nghệ Việt Nam)
Vai trò của đầm phá đối với kinh tế - xã hội
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đầm phá cung cấp cho con người nhiều loại sản vật và tạo điều kiện phát triển thủy sản, nông nghiệp, giao thông, du lịch, và hình thành "kinh tế đầm phá" với những tính chất đặc thù, cơ cấu liên ngành và tính hoàn chỉnh của mình.
Cũng chính vì vậy, chủ yếu theo hướng thuận, vùng đầm phá có vai trò cực kì to lớn đối với phát triển dân sinh, kinh tế khu vực. Một bức tranh dân sinh, kinh tế sẽ hoàn toàn khác nếu không tồn tại vùng đất ngập nước đầm phá.
Vai trò to lớn của đầm phá đã hình thành nên khái niệm "cư dân đầm phá", tương tự như "cư dân đồng bằng" hay "cư dân miền núi". Cư dân đầm phá có nhiều nét riêng, độc đáo về tập quán sinh hoạt, phương thức và ngư cụ đánh bắt thủy sản, lễ hội...
Cũng từ vùng đầm phá này đã hình thành "kinh tế đầm phá" trực tiếp liên quan đến cuộc sống của hàng vạn người dân, có quan hệ với lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, giao thông, lâm nghiệp của cả một khu vực. (Theo Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm TP HCM)