Công thức Lehman (Lehman Formula) là gì? Sự sụp đổ của Lehman Brothers
Mục Lục
Công thức Lehman
Công thức Lehman tiếng Anh là Lehman Formula.
Công thức Lehman là một công thức tính tiền hoa hồng được phát triển bởi công ty Lehman Brothers để xác định hoa hồng cho ngân hàng đầu tư hoặc các dịch vụ môi giới kinh doanh khác.
Lehman Brothers đã phát triển Công thức Lehman, còn được gọi là Công thức Qui mô Lehman, vào những năm 1960 trong khi huy động vốn cho các khách hàng doanh nghiệp.
Đặc điểm của Công thức Lehman
Cấu trúc ban đầu của Công thức Lehman là thang 5-4-3-2-1, như sau:
- 5% của 1 triệu USD đầu tiên tham gia vào giao dịch
- 4% của 1 triệu USD tiếp theo
- 3% của 1 triệu USD tiếp theo lần thứ nhất
- 2% của 1 triệu USD tiếp theo lần thứ hai
- 1% của số tiền còn lại (sau 4 triệu USD)
Ngày nay, vì lạm phát, các chủ ngân hàng đầu tư thường sử dụng các phiên bản biến thể của Công thức Lehman, ví dụ như Công thức Lehman kép:
- 10% của 1 triệu USD đầu tiên tham gia vào giao dịch
- 8% của 1 triệu USD tiếp theo
- 6% của 1 triệu USD tiếp theo lần thứ nhất
- 4% của 1 triệu USD tiếp theo lần thứ hai
- 2% của số tiền còn lại (sau 4 triệu USD)
Sự sụp đổ của Lehman Brothers
Lehman Brothers trước đây được coi là một trong những công ty lớn trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng toàn cầu; tuy nhiên, vào ngày 15/9/2008, công ty tuyên bố phá sản, phần lớn là do có nhiều các khoản thế chấp dưới chuẩn. Lehman Brothers cũng có tiếng là bán khống trên thị trường.
Các khoản thế chấp dưới chuẩn là các khoản thế chấp được phát hành bởi một tổ chức cho vay đối với những người vay có xếp hạng tín dụng tương đối kém. Những người vay này thường sẽ không nhận được các khoản thế chấp thông thường, do rủi ro vỡ nợ lớn hơn mức trung bình của họ. Do rủi ro này, người cho vay thường sẽ tính lãi cao hơn cho các khoản thế chấp dưới chuẩn.
Người cho vay bắt đầu phát hành các khoản thế chấp NINJA, một loại khoản thế chấp tương tự như khoản thế chấp dưới chuẩn, cho những người không có thu nhập, không có công việc và không có tài sản. Nhiều tổ chức phát hành cũng không yêu cầu thanh toán một phần giá trị cho các khoản thế chấp này.
Khi thị trường nhà đất bắt đầu suy giảm, nhiều người nhận thấy giá trị nhà của họ thấp hơn thế chấp mà họ nợ vì lãi suất liên quan đến các khoản thế chấp này đều biến động, có nghĩa là chúng bắt đầu giảm hoặc tăng theo thời gian, khiến nó rất khó để thanh toán số tiền gốc của khoản thế chấp. Những cấu trúc cho vay này dẫn đến hiệu ứng domino vỡ nợ.
Vụ phá sản của Lehman Brothers là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Mặc dù thị trường chứng khoán không suy giảm quá nhiều trước những sự kiện này, nhưng sự phá sản của Lehman, cùng với sự sụp đổ trước đó của Bear Stearns đã làm suy giảm đáng kể các chỉ số chính của Mỹ vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2008. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, người dân đã hiểu hơn về cuộc khủng hoảng tín dụng sau đó và suy thoái kinh tế vào cuối những năm 2000.
(Theo Investopedia)