Công cụ tài chính (Financial Instrument) trong kinh tế tài nguyên môi trường là gì?
Mục Lục
Công cụ tài chính
Công cụ tài chính trong tiếng Anh gọi là: Financial Instrument.
Các công cụ tài chính là tài sản có thể được giao dịch, hoặc chúng cũng có thể là các gói vốn có thể được giao dịch. Hầu hết các loại công cụ tài chính cung cấp dòng vốn và chuyển nhượng vốn hiệu quả trên khắp các nhà đầu tư trên thế giới. (Tài liệu tham khảo: Investopedia)
Các loại công cụ tài chính trong quản lí môi trường
- Viện trợ, ngân sách bảo vệ môi trường:
Ở các nước phát triển, ngân sách của Nhà nước và giới kinh doanh dành cho bảo vệ môi trường tăng lên hàng năm.
Ở các nước đạt thành tựu trong bảo vệ môi trường, Chính phủ thường phải điều chỉnh chi tiêu ngân sách, cắt giảm chi phí quân sự, huy động vốn trong và ngoài nước dưới các hình thức quyên góp, ủng hộ tự nguyện, xin viện trợ, vay các tổ chức quốc tế… dành cho công tác bảo vệ môi trường, thành lập và phát triển các quĩ bảo vệ môi trường.
Viện trợ, thành lập các quĩ địa phương, khu vực.
Các tổ chức môi trường quốc tế như UNEP, WWF… ủng hộ việc xóa nợ công giảm nợ thương mại, thỏa thuận chuyển nợ thành các khoản viện trợ bảo vệ và phát triển tài nguyên ở các nước nghèo, ưu đãi cho các khoản vay để bảo vệ môi trường.
Viện trợ nước ngoài: tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường.
- Trợ giá:
Trợ cấp tài chính cho các dự án môi trường, nghiên cứu khoa học, áp dụng kĩ thuật mới bảo vệ môi trường hoang dã, quĩ đất rừng, phục hồi rừng, các khu khảo cổ dưới các hình thức chi đầu tư trực tiếp của ngân sách, ưu đãi về thuế tín dụng.
Tránh những trợ cấp có hại như trợ cấp quá nhiều cho phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
- Tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án môi trường.
- Khấu hao nhanh: cho phép khấu hao nhanh với các thiết bị bảo vệ môi trường, những thiết bị công nghệ sạch, thúc đẩy đổi mới công nghệ vì trả thuế thấp hơn nên kích thích nghiên cứu.
- Các biện pháp khác để thu hút vốn trong nước cho công tác bảo vệ môi trường:
+ Đóng góp của tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể.
+ Phát hành tín phiếu xanh.
+ Xổ số.
+ Thu một phần lệ phí từ các sự kiện quốc gia và quốc tế như như thế vận hội, hội chợ, triển lãm, truyền hình có thu tiền, hội thi hoa hậu…
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)