1. Kinh tế học

Cơ quan chuyên trách (Specialized Agencies) là gì? Ưu và nhược điểm

Mục Lục

Cơ quan chuyên trách

Cơ quan chuyên trách trong tiếng Anh được gọi là specialized agencies.

Cơ quan chuyên trách là một trong những hình thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư.

Cơ quan chuyên trách là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ sử dụng cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định đầu tư hoặc quản lí hoạt động đầu tư của đơn vị mình tiến hành thẩm định trước khi ra quyết định đầu tư. 

Những cơ quan chuyên môn này có thể là các vụ, các bộ phận thẩm định chuyên trách ở các Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc ở các công ty. 

Chẳng hạn như: Vụ giám sát và thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư; Phòng thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội...

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét trên góc độ quản lí: dự án đầu tư là một công cụ quản lí việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.

Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai.

Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm

Hoạt động thẩm định dự án được chuyên môn hóa

Hoạt động thẩm định được triển khai nhanh khi có dự án cần thẩm định

- Nhược điểm

Các kết luận thẩm định có thể bị áp lực và chi phối bởi cơ quan quản lí cấp trên. 

Ứng dụng: Hình thức này được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án

(Tài liệu tham khảo: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Thuật ngữ khác