Chuỗi giá trị (Value Chain) theo quan điểm marketing hiện đại là gì?
Mục Lục
Khái niệm chuỗi giá trị theo quan điểm marketing hiện đại
Chuỗi giá trị trong tiếng Anh gọi là Value Chain.
Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là một hệ thống các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau hay một mạng lưới các hoạt động được phối hợp bằng các kết nối. Sự thành công trong tạo giá trị gia tăng cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào kết quả của từng hoạt động riêng rẽ mà còn phụ thuộc vào kết quả của sự phối hợp hợp lí các hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp cần tạo ra giá trị cho khách hàng. Họ tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua một tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của họ.
Theo Michael Porter, Ông đã đưa ra khái niệm chuỗi giá trị trong đó xác định chín hoạt động tương ứng tạo ra giá trị cho khách hàng và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Năm hoạt động chủ chốt (Cơ sở hạ tầng, quản lí nguồn lực, phát triển công nghệ, cung ứng).
- Bốn hoạt động bổ trợ (hậu cần bên ngoài, sản xuất, hậu cần nội bộ, marketing và bán hàng, dịch vụ).
Vai trò của marketing trong Chuỗi giá trị
Trong chuỗi giá trị, marketing có vai trò cực kì quan trọng:
Tạo giá trị gia tăng qua khả năng tạo được sự khác biệt đặc thù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp so với các sản phẩm cạnh tranh.
Marketing cũng chính là chức năng đảm bảo sự kết nối hợp lí và hiệu quả giữa các hoạt động của doanh nghiệp.
Vai trò của marketing trong quản lí các quá trình kinh doanh cốt lõi thể hiện trong các hoạt động sau:
- Quá trình phát triển sản phẩm mới
- Quá trình quản trị dự trữ nguyên vật liệu
- Quá trình đặt hàng và thanh toán
- Quá trình phục vụ khách hàng
Quá trình cung ứng
Quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng thường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và cá nhân.
Nó là một hệ thống liên kết giữa công ty với các đối tác, bao gồm nhà cung ứng - cung cấp các yếu tố đầu vào, nhà phân phối - tham gia tiêu thụ sản phẩm...
Một hệ thống cung ứng giá trị bao gồm nhiều chuỗi giá trị của nhiều doanh nghiệp kế tiếp nhau (Ví dụ: Chuỗi giá trị của thành viên kênh phân phối sẽ trở thành đầu vào của chuỗi giá trị của người khách hàng sử dụng sản phẩm).
Khái niệm hệ thống cung ứng giá trị cho chúng ta thấy khả năng phối hợp giữa nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào quá trình cung ứng giá trị khách hàng.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân).