Chuẩn nghèo quốc tế (International Poverty Line) là gì?
Mục Lục
Chuẩn nghèo quốc tế
Chuẩn nghèo quốc tế trong tiếng Anh là International Poverty Line.
Chuẩn nghèo quốc tế là một ngưỡng tiền tệ mà theo đó một cá nhân được coi là sống trong nghèo đói. Nó được tính bằng cách lấy ngưỡng nghèo từ mỗi quốc gia (giá trị của hàng hóa cần thiết mà một người trưởng thành mua để duy trì cuộc sống) và chuyển đổi thành đô la. Chuẩn nghèo quốc tế hiện nay là 1,90 USD/ngày (tương đương 45.000 VNĐ).
Chuẩn nghèo quốc tế ban đầu được đặt ở mức khoảng 1 USD/ngày. Khi ngang giá sức mua (PPP) và tất cả hàng hóa tiêu thụ được xét đến trong việc tính toán mức này, nó giúp các tổ chức xác định khu vực dân số nào được coi là nghèo đói tuyệt đối.
Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đặt chuẩn nghèo quốc tế theo các khoảng thời gian định kì khi chi phí sinh hoạt cơ bản cho thực phẩm, quần áo và nơi ở trên khắp thế giới có sự thay đổi. Theo cập nhật năm 2008, chuẩn nghèo được đặt ở mức 1,25 USD/ngày. Trong năm 2015, ngưỡng được cập nhật lên 1,90 USD/ngày cho đến nay.
Con số gần đây được thiết lập dựa trên giá của năm 2011 và ngưỡng đó sẽ phản ánh chính thức sức mua được đặt ra với chuẩn nghèo trước đó. Theo WB, năm 2012, hơn 900 triệu người được ước tính là sống theo chuẩn nghèo quốc tế. Dựa trên các dự báo dữ liệu, WB cũng ước tính rằng hơn 700 người đã sống trong tình trạng cực kì nghèo khổ vào năm 2015.
Sự chỉ trích dành cho chuẩn nghèo quốc tế
Việc sử dụng chuẩn nghèo quốc tế để xác định mức độ giàu nghèo của dân số như thế nào, có thể gây hiểu lầm. Bởi vì mức này có thể thấp tới mức nếu có thêm một lượng nhỏ thu nhập vào cũng sẽ không tạo ra sự khác biệt đáng kể về chất lượng cuộc sống của một người.
Ngoài ra, có thể khó định lượng các chỉ số khác, chẳng hạn giáo dục và y tế, do đó nó sẽ che đậy toàn bộ tác động kinh tế đối với dân số. Chuẩn nghèo quốc tế cũng không tính đến các chỉ số khác, chẳng hạn như sự sẵn có của điều kiện vệ sinh, nước và điện cho những người có cuộc sống nghèo đói và điều gì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cơ hội của họ.
Đồng thời, ngưỡng nghèo đói có thể thay đổi mạnh mẽ từ các quốc gia giàu có sang các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế. WB cho biết cần phải đo lường tất cả mọi người theo cùng một tiêu chuẩn. Các nhà nghiên cứu độc lập làm việc với WB đã thiết lập con số cho chuẩn nghèo quốc tế ban đầu. Và nó được đánh giá lại vào các khoảng thời gian sau đó, khiến họ phải cân nhắc nhiều hơn đến các quốc gia nghèo nhất trong các tính toán.
Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới đã đặt mục tiêu giảm nghèo trên toàn thế giới và có thể sử dụng chuẩn nghèo quốc tế và dữ liệu lấy được từ đó để đánh giá những cố gắng của họ.
(Theo Investopedia)