Chính phủ bộ lạc (Tribal government) là gì? Hiểu về chính phủ bộ lạc
Mục Lục
Chính phủ bộ lạc (Tribal government)
Chính phủ bộ lạc trong tiếng Anh là Tribal government.
Tại Mỹ có tới hơn 550 chính phủ độc lập. Mỗi bộ lạc của người Mỹ bản địa do chính phủ liên bang công nhận có chính phủ riêng được gọi là chính phủ bộ lạc. Mỗi chính phủ bộ lạc là một phần quan trọng của hệ thống chính phủ Mỹ. Một chính phủ bộ lạc có mối liên hệ với chính phủ liên bang như một quốc gia có chủ quyền và có quyền tài phán hợp pháp đối với đất đai của chính họ.
Chủ quyền bộ lạc được hình thành từ kết quả của hàng trăm hiệp ước và hành động liên bang giữa chính phủ Mỹ và các bộ lạc người Mỹ bản địa.
Hiểu về chính phủ bộ lạc
Chính phủ bộ lạc có thể áp thuế, thông qua luật pháp và tạo lập một hệ thống tòa án. Họ cung cấp nhiều chương trình và dịch vụ tới người dân như giáo dục, dịch vụ khẩn cấp, chương trình xã hội và quản lí đất đai. Họ cũng duy trì cơ sở hạ tầng như đường xá và các công trình công cộng.
Nhiều bộ lạc có Hiến pháp bộ lạc có phần giống như Hiến pháp của Mỹ. Do đó, chính phủ bộ lạc của họ tương tự như chính phủ liên bang Mỹ với ba nhánh chính phủ cho phép phân chia quyền lực giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Các chính phủ này sẽ có một Thủ lĩnh, đôi khi được gọi là Thống đốc hoặc Tổng thống, người nắm quyền hành pháp (vị trí này thường được bầu chọn). Một Hội đồng Bộ lạc sẽ nắm giữ quyền lập pháp để tạo ra luật pháp. Một hệ thống tòa án bộ lạc sẽ có quyền tư pháp để thực thi các luật đó và giải quyết tranh chấp trong phạm vi quyền hạn của nó.
Tuy nhiên, một số hiến pháp của bộ lạc không kêu gọi các nhánh quyền lực riêng biệt. Trong trường hợp này, chính quyền bộ lạc bao gồm một Hội đồng bộ lạc được lãnh đạo bởi một Chủ trì bộ lạc. Hội đồng này là một thực thể xử lí tất cả các nhiệm vụ hành pháp, lập pháp và tư pháp cho chính phủ bộ lạc.
(Tài liệu tham khảo: study.com)