Chiến lược Lanchester (Lanchester Strategy) là gì?
Mục Lục
Chiến lược Lanchester
Chiến lược Lanchester trong tiếng Anh là Lanchester Strategy.
Chiến lược Lanchester là kế hoạch chiến đấu được đúc kết từ một chiến lược quân sự. Trong kinh doanh, chiến lược Lanchester là một chiến lược marketing, được áp dụng chủ yếu nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới.
Trong chiến tranh, chiến lược này định lượng sức mạnh tương quan của các đội quân để dự đoán kẻ thắng và kẻ thua.
Trong kinh doanh, chiến lược Lanchester hướng dẫn các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp đã hoạt động lựa chọn thị trường mới, dựa trên các phân tích về tương quan sức mạnh, nhằm tìm ra thị trường dễ thâm nhập nhất.
Hiểu rõ hơn về chiến lược Lanchester
Chiến lược Lanchester là một biến thể của chiến thuật chia-cắt-và-chinh-phục, cho phép kẻ sử dụng nó vượt qua những thách thức chiến thuật cực kì khó khăn.
Nếu một công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn tham gia vào một thị trường đang bị thống trị bởi một công ty độc quyền, việc áp dụng chiến thuật đối đầu trực diện sẽ gặp thất bại.
Theo chiến lược Lanchester, cách tiếp cận hiệu quả hơn là nhắm mục tiêu vào một khía cạnh hoặc vị trí của đối thủ để phá hỏng thế độc quyền.
Chiến lược này được đặt theo tên của kĩ sư quân đội Anh Frederick W. Lanchester. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, chuyên gia quản lí chất lượng nổi tiếng Edward Deming đã áp dụng các qui luật của chiến lược này vào việc nghiên cứu hoạt động.
Chiến lược Lanchester du nhập vào Nhật Bản vào những năm 1950 và được phổ biến bởi nhà tư vấn Nobuo Taoka vào những năm 1960. Sau đó, chiến lược Lanchester ngày càng được nhiều công ty sử dụng để chiếm thị phần.
Canon là một trong những công ty đầu tiên sử dụng chiến lược này trong cuộc chiến khốc liệt với Xerox nhằm thâm nhập vào thị trường máy photocopy toàn cầu trong những năm 1970 và 1980.
(Theo: Investopedia)
Các qui luật của chiến lược Lanchester
1. Nếu có hai đối thủ cạnh tranh và đối thủ lớn hơn có nhiều nguồn lực và hiệu quả thị trường hơn, thì đối thủ lớn sẽ dễ dàng đánh bại đối thủ nhỏ. Do đó, đối thủ lớn chỉ cần tiến hành chiến dịch cạnh tranh mang tính duy trì và bảo toàn.
2. Nếu có hai đối thủ cạnh tranh và đối thủ lớn hơn có ít tài nguyên và hiệu quả thị trường thấp hơn, thì đối thủ lớn sẽ thua đối thủ nhỏ. Trong trường hợp này, đối thủ lớn nên cạnh tranh ở lĩnh vực khác (tức là trong những thị trường mà đối thủ mạnh hơn không tham gia).
3. Lực lượng yếu hơn nên cạnh tranh trên một mặt trận hẹp, giành giật thị trường địa phương và tăng hiệu quả cạnh tranh.
4. Lực lượng mạnh hơn nên sao chép chiến thuật của đối thủ để giảm lợi thế của chúng. Ngoài ra, lực lượng mạnh hơn nên cạnh tranh trong các thị trường mà tài nguyên vượt trội của nó sẽ đẩy đối thủ vào bờ vực.
5. Nếu hai kẻ cạnh tranh có sức mạnh ngang nhau, để giành chiến thắng, một bên cần phải áp đảo đối thủ của nó về số lượng vào thời điểm quan trọng, tại thời điểm và địa điểm nó lựa chọn.
(Tham khảo: investinganswers.com)