Chiến lược kinh doanh đơn lẻ (Single-business strategy) là gì?
Mục Lục
Chiến lược kinh doanh đơn lẻ
Chiến lược kinh doanh đơn lẻ trong tiếng Anh gọi là: Single-business strategy.
Chiến lược kinh doanh đơn lẻ nghĩa là một doanh nghiệp dựa vào một việc buôn bán, sản phẩm, hoặc dịch vụ đơn lẻ để kiếm thu nhập.
Lợi thế và bất lợi
Lợi thế quan trọng nhất của chiến lược này là doanh nghiệp có thể tập trung tất cả các nguồn lực và chuyên môn hoá về một sản phẩm hay một dịch vụ. Tuy nhiên, đồng thời chiến lược này cũng làm gia tăng sự yếu kém của doanh nghiệp trong cạnh tranh và trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Ví dụ, đối với một doanh nghiệp chỉ sản xuất VCRs thì một sản phẩm cải tiến mới như đầu DVD khiến sản phẩm đơn lẻ của doanh nghiệp đó bị lạc hậu, và họ có thể không đủ nhanh chóng phát triển những sản phẩm mới để tồn tại.
Tuy nhiên, một số tập đoàn đa quốc gia MNC như Singapore Airlines, McDonald's, và Dell đã nhận ra rằng chiến lược kinh doanh đơn lẻ là một chiến lược đáng thực hiện.
Chiến lược kinh doanh đơn lẻ là một trong những hình thức của chiến lược công ty.
Chiến lược công ty (corporate strategy) cố gắng định rõ miền kinh doanh mà doanh nghiệp có ý định hoạt động. Hãy xem xét ba doanh nghiệp điện tử Nhật Bản: hãng Sony cạnh tranh trên thị trường toàn cầu về giải trí và hàng điện tử tiêu dùng nhưng không mở rộng phạm vi hoạt động vào các thiết bị nhà bếp và gia dụng.
Hãng Archrival Matsushita cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp, trong khi đó, tập đoàn Pioneer Electronic lại chỉ tập trung vào các thiết bị âm thanh và video điện tử. Mỗi doanh nghiệp trả lời những câu hỏi hoàn toàn khác nhau về những gì cấu thành miền kinh doanh của họ.
Những câu trả lời riêng biệt của các doanh nghiệp phản ánh những ưu thế và nhược điểm khác nhau của công ty, cũng như những đánh giá khác nhau về cơ hội và mối đe doạ được tạo ra bởi môi trường chính trị và kinh tế toàn cầu.
Một doanh nghiệp có thể thực hiện theo bất kì hình thức nào trong ba hình thức của chiến lược công ty: chiến lược kinh doanh đơn lẻ, chiến lược đa dạng hoá liên quan và chiến lược đa dạng hoá không liên quan.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)