1. Thị trường chứng khoán

Chiến lược khớp nợ phải trả (Liability Matching) là gì? Hạn chế của Chiến lược khớp nợ phải trả

Mục Lục

Chiến lược khớp nợ phải trả

Khái niệm

Chiến lược khớp nợ phải trả trong tiếng Anh là Liability Matching.

Chiến lược khớp nợ phải trả là một chiến lược đầu tư khớp giá trị khớp dòng thu nhập từ việc bán tài sản trong tương lai với các chi phí dự kiến trong tương lai. Chiến lược khớp nợ phải trả rất phổ biến giữa các nhà quản lí quĩ hưu trí. 

Các nhà quản lí quĩ hưu trí luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro thanh khoản của danh mục đầu tư, bằng cách đảm bảo rằng doanh thu từ bán tài sản, khoản thanh toán lãi và cổ tức sẽ tương đồng với các nghĩa vụ thanh toán dự kiến cho khách hàng khi họ nghỉ hưu.

Chiến lược này phức tạp hơn các chiến lược đầu tư với mục tiêu chỉ đơn giản là cố gắng tối đa hóa lợi nhuận mà không tính đến thời điểm rút tiền đầu tư.    

Đặc điểm Chiến lược khớp nợ phải trả 

Chiến lược khớp nợ phải trả là một chiến lược khớp giá trị rất phổ biến được các nhà cố vấn tài chính giàu kinh nghiệm tư vấn cho các khách hàng giàu có của họ. 

Phương pháp phân tích Monte Carlo, tính toán kết quả trung bình của hàng ngàn kịch bản đầu tư có thể xảy ra, là công cụ phổ biến được sử dụng trong các chiến lược khớp nợ phải trả. 

Phương pháp phân tích Monte Carlo sử dụng các phần mềm máy tính để xử lí kết quả, đơn giản hóa qui trình đầu tư theo chiến lược khớp nợ phải trải, và tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư.     

Chiến lược khớp giá trị liên quan đến việc mua chứng khoán có trả cổ tức và lãi định kì trong một khoảng lợi nhuận nhất định. Chiến lược khớp giá trị lí tưởng nhất là được thực hiện trơn tru trước khi nhà đầu tư bắt đầu nghỉ hưu. 

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, nhà phát triển cơ sở hạ tầng hoặc nhà thầu xây dựng, có thể sử dụng chiến lược khớp giá trị để sắp xếp các khoản thanh toán nợ của dự án sao cho khớp với dòng tiền vào từ đầu tư của mình.    

Chiến lược khớp nợ phải trả và Trung hòa rủi ro 

Áp dụng chiến lược khớp nợ phải trả cho danh mục đầu tư có thu nhập cố định, khớp mức độ nhạy cảm với lãi suất của bên tài sản và nợ phải trả của danh mục.

Khi đó, nếu lãi suât thay đổi, sự thay đổi trong các mục tài sản và nợ phải trả của danh mục đầu tư bù đắp cho nhau, làm cho lợi suất tổng thể của danh mục không thay đổi. Hay nói cách khác, danh mục đã được trung hòa với rủi ro lãi suất. 

Giống như chiến lược khớp giá trị, chiến lược khớp nợ phải trả một cách hoàn toàn chính xác là rất khó. 

Dù vậy, chiến lược khớp nợ phải trả luôn được thực hiện với mục tiêu thiết lập một danh mục đầu tư, trong đó hai thành phần của lợi nhuận tổng thể là lợi nhuận hoàn vốn và lợi nhuận từ việc tái đầu tư, sẽ bù đắp cho nhau khi lãi suất thị trường thay đổi. 

Rủi ro giá chứng khoán và rủi ro tái đầu tư có mỗi quan hệ đối dịch với nhau. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược khớp nợ phải trả, dù lãi suất thay đổi, danh mục đầu tư vẫn sẽ đạt được tỉ lệ lợi nhuận tổng thể cố định. 

Ngoài chiến lược khớp nợ phải trả, nhà đầu tư có thể xem xét chiến lược khớp giá trị và chiến lược khớp dòng tiền, cũng làm cho danh mục đầu tư trung hòa rủi ro lãi suất.   

Hạn chế của Chiến lược khớp nợ phải trả 

Chiến lược khớp nợ phải trả là một chiến lược đầu tư thụ động, hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, vì thế sẽ có lợi suất đầu tư cố định trong một khoảng thời gian bất kể thị trường có thay đổi như thế nào. 

Chi phí cơ hội của việc sử dụng chiến lược khớp nợ phải trả, hay chiến lược trung hòa rủi ro lãi suất nói chung, là nhà đầu tư có thể sẽ mất đi tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận nếu thực hiện một chiến lược chủ động hơn. 

Các công cụ đầu tư phù hợp nhất cho chiến lược này là các loại trái phiếu cao cấp không có xác suất vỡ nợ cao. 

Trong thực tế, hình thức đầu tư theo chiến lược khớp nợ phải trả thuần túy nhất là đầu tư vào các loại trái phiếu không trả lãi coupon, với thời gian đáo hạn đúng vào ngày nhà đầu tư cần tiền để trang trải nghĩa vụ nợ. 

Điều này sẽ giúp loại bỏ toàn bộ các rủi ro làm thay đổi lợi nhuận danh mục đầu tư.   

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác