1. Tài chính - Ngân hàng

Chỉ tiêu sinh lời (Profit Indicator) của doanh nghiệp là gì?

Mục Lục

Chỉ tiêu sinh lời (Profit Indicator)

Chỉ tiêu sinh lời - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Profit Indicator.

Một trong những tiêu chí khó xác định nhất của doanh nghiệp là chỉ tiêu sinh lời. Một cách đơn giản thì lợi nhuận kế toán là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí. Trên thực tế không phải lúc nào dựa trên mức sinh lời trong quá khứ hoặc hiện tại cũng có thể dự đoán được mức sinh lời trong tương lai. 

Nhiều doanh nghiệp lúc bắt đầu hoạt động thường tạo ra lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không tạo ra lợi nhuận, nhưng điều đó không có nghĩa là mức sinh lời trong tương lai sẽ thấp.

Một vấn đề khác của việc xác định mức sinh lời trên cơ sở kế toán là bỏ qua vấn đề rủi ro. Không thể nào khẳng định hai doanh nghiệp có mức sinh lời hiện tại như nhau lại có khả năng sinh lời giống nhau trong tương lai nếu một doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn. 

Hạn chế lớn nhất của việc đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào số liệu kế toán là nó không đưa ra được chuẩn mực để so sánh. Về mặt kinh tế, một doanh nghiệp chỉ được xem là có khả năng sinh lời khi mức sinh lời của nó cao hơn mức mà các nhà đầu tư có thể tự mình kiếm được trên thị trường tài chính. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các chỉ tiêu sinh lời 

Hệ số lãi ròng

Hệ số lãi ròng = Lãi ròng/Doanh thu.

Net profit margin = Net income/Total operating revenue.

Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. 

Hệ số lãi gộp

Hệ số lãi gộp = EBIT/Doanh thu.

Gross profit margin = EBIT/Total operating revenue. 

Tỉ suất sinh lời của tài sản (Return on Assets - ROA)

Một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỉ lệ giữa thu nhập trên giá trị trung bình của tổng tài sản (cả trước thuế và sau thuế).

Tỉ suất sinh lời của tài sản = Lãi ròng/Tổng tài sản.

ROA = Net income/Average total assets. 

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng một chỉ tiêu khác để đánh giá tỉ suất sinh lời, đó là "Tỉ suất sinh lời gộp" như sau:

Gross return on assets = EBIT/Average total assets.

Có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác để tính ra ROA (được gọi là DuPont system of financial control):

ROA = Profit margin x Asset turnover.

ROA (net) = (Net income/Total operating revenue) x (Total operating revenue/Average total Assets).

ROA (Gross) = (EBIT/Total operating revenue) x (Total operating revenue/Average total Assets).

Công ty có thể tăng ROA thông qua tăng Profit margin hoặc Asset turnover. Cạnh tranh không cho phép doanh nghiệp có thể tăng cả tỉ lệ này đồng thời. Doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi nhuận cận biên và tốc độ quay vòng. Các doanh nghiệp bán lẻ thường chấp nhận lợi nhuận cận biên thấp và lấy tốc độ quay vòng cao.

Còn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ như trang sức thì lấy lợi nhuận cận biên cao đổi cho tốc độ quay vòng thấp. Về mặt chiến lược tài chính cũng có hai hướng: lợi nhuận cận biên hoặc tốc độ quay vòng. 

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có (Return on Equity)

ROE = Net income/Total equity.

ROE = Profit margin x Asset turnover x Equity multiplier = ROA x Equity x multiplier.

Như vậy, sự khác biệt giữa ROA và ROE là do financial leverage tạo ra, financial leverage luôn thổi phồng ROE. Tuy nhiên, thực tế điều này chỉ xảy ra khi ROA (gross) lớn hơn lãi suất của các khoản vay. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Thuật ngữ khác