Chỉ số S&P 500 (Standard & Poor 500 Index) là gì? Cách xây dựng chỉ số S&P 500
Mục Lục
Chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 trong tiếng Anh là Standard & Poor 500 Index.
Chỉ số S&P 500 là chỉ số đo lường vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất ở Mỹ.
Chỉ số S&P 500 được coi là thước đo tốt nhất của chứng khoán vốn hóa lớn của Mỹ. Các chỉ số phổ biến khác của thị trường chứng khoán Mỹ như: chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và chỉ số Russell 2000.
Công thức tính toán của chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 sử dụng phương pháp đo lường vốn hóa thị trường, phân bổ tỉ lệ phần trăm cao hơn cho những công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn.
Việc xác định trọng số của từng thành phần trong chỉ số S&P 500 bắt đầu bằng việc tính tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số S&P:
1. Tính tổng vốn hóa thị trường bằng cách cộng tất cả các vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ.
2. Trọng số của mỗi công ty được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty và chia cho tổng vốn hóa thị trường.
3. Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại và nhân với số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
May mắn thay, tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số S&P 500 cũng như vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ được công bố thường xuyên trên các trang web tài chính giúp tiết kiệm thời gian tính toán cho các nhà đầu tư.
Cách xây dựng chỉ số S&P 500
Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại rồi nhân với số cổ phiếu đang lưu hành.
Chỉ số S&P 500 chỉ sử dụng cổ phiếu thả nổi tự do, nghĩa là cổ phiếu mà công chúng có thể giao dịch. Chỉ số S&P 500 điều chỉnh vốn hóa thị trường của mỗi công ty để bù đắp cho các vấn đề liên quan đến cổ phiếu mới phát hành hoặc việc sáp nhập công ty.
Giá trị của chỉ số S&P 500 được tính bằng cách tính tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của mỗi công ty và chia kết quả cho một ước số. Ước số này thường không được tiết lộ.
Hạn chế của chỉ số S&P 500
Một trong những hạn chế đối với chỉ số S&P 500 và các chỉ số khác là trọng số vốn hóa thị trường sẽ tăng khi cổ phiếu được định giá quá cao, nghĩa là tăng cao hơn so với chứng quyền cơ bản. Lúc đó, cổ phiếu thường làm tăng giá trị tổng thể hoặc giá của chỉ số.
Vốn hóa thị trường của một công ty tăng phản ảnh giá trị của cổ phiếu tăng so với giá trị cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, các chỉ số có trọng số bằng nhau đã trở nên ngày càng phổ biến, theo đó các biến động giá cổ phiếu của mỗi công ty có tác động như nhau đến chỉ số.
(Theo Investopedia)