Chỉ số kinh tế (Economic Indicator) là gì? Phân loại chỉ số kinh tế
Mục Lục
Chỉ số kinh tế (Economic Indicator)
Chỉ số kinh tế trong tiếng Anh là Economic Indicator. Chỉ số kinh tế là một phần của dữ liệu kinh tế, thường có qui mô kinh tế vĩ mô, được các nhà phân tích sử dụng để giải thích các khả năng đầu tư hiện tại hoặc trong tương lai.
Bên cạnh đó, những chỉ số kinh tế cũng giúp đánh giá sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế.
Các chỉ số kinh tế có thể là bất cứ điều gì nhà đầu tư lựa chọn, nhưng các phần dữ liệu cụ thể do Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận đưa ra mang tính phổ biến hơn. Các chỉ số kinh tế đó bao gồm:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
+ Số liệu thất nghiệp
+ Giá dầu thô
Phân loại chỉ số kinh tế
(1) Chỉ số dẫn trước (chỉ số sơ cấp - Leading Indicator)
- Đường cong lợi suất, hàng tiêu dùng lâu bền, giá cổ phiếu được sử dụng để dự đoán các biến động trong tương lai của một nền kinh tế, là ví dụ của chỉ số dẫn trước.
- Các số liệu hoặc dữ liệu trên các chỉ số tài chính này sẽ dịch chuyển hoặc thay đổi trước nền kinh tế, do đó, các chỉ số này gọi là chỉ số dẫn trước hay chỉ số sơ cấp. Tuy nhiên, không nên hoàn toàn tin tường vào các chỉ số dẫn trước vì chúng có thể không hoàn toàn chính xác.
(2) Chỉ số trùng khớp (Coincident indicators)
- Chỉ số trùng khớp bao gồm những chỉ số như GDP, mức độ việc làm và doanh số bán lẻ, được nhìn thấy cùng với sự xuất hiện của các hoạt động kinh tế cụ thể.
- Lớp số liệu này cho thấy hoạt động của một khu vực cụ thể. Nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế nghiên cứu và phân tích theo dữ liệu thời gian thực này.
(3) Chỉ số sau (chỉ số thứ cấp - Lagging Indicator)
- Chỉ số sau bao gồm tổng sản phẩm quốc dân (GNP), CPI, tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất, chỉ được nhìn thấy sau khi một hoạt động kinh tế cụ thể xảy ra.
- Có thể nói loại chỉ số này thể hiện kết quả sau một hoạt động kinh tế cụ thể, nhưng không có giá trị trong việc cải thiện kết quả tương lai.
(Tài liệu tham khảo: Economic Indicator, Investopedia)