Chỉ số giá gia quyền (Price-Weighted Index) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Chỉ số giá gia quyền
Khái niệm
Chỉ số giá gia quyền trong tiếng Anh là Price-Weighted Index.
Chỉ số giá gia quyền là chỉ số chứng khoán trong đó mỗi công ty nằm trong rổ chỉ số chiếm một phần nhỏ trong tổng chỉ số và tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu của công ty đó.
Dạng chỉ số giá gia quyền đơn giản nhất là thêm giá của các cổ phiếu vào chỉ số sau đó chia cho tổng số công ty sẽ xác định giá trị của chỉ số. Một cổ phiếu có giá cao hơn sẽ có tỉ trọng nhiều hơn so với một cổ phiếu có giá thấp hơn và do đó, sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến hiệu suất của chỉ số.
Đặc điểm chỉ số giá gia quyền
Giả sử trong một chỉ số giá gia quyền, cổ phiếu A tăng từ 110 đô la lên 120 đô la sẽ có tác động lớn hơn đến giá trị chỉ số so với cổ phiếu B tăng từ 10 đô la lên 20 đô la, mặc dù tỉ lệ phần trăm thay đổi của cổ phiếu B lớn hơn nhiều so với cổ phiếu A có giá cao hơn. Có thể thấy, các cổ phiếu có giá cao hơn gây ảnh hưởng lớn hơn đến giá trị chung của chỉ số hoặc của rổ chứng khoán.
Để tính giá trị của một chỉ số có trọng số đơn giản, cần tìm tổng giá cổ phiếu của các công ty riêng lẻ và chia cho số lượng công ty. Trong một vài chỉ số bình quân, hệ số chia được điều chỉnh để duy trì tính liên tục trong trường hợp chia tách cổ phiếu hoặc thay đổi danh sách các công ty có trong chỉ số.
Chỉ số giá gia quyền rất hữu ích vì giá trị chỉ số bằng (hoặc ít nhất là tỉ lệ với) giá cổ phiếu trung bình của các công ty có trong chỉ số. Điều này làm cho các chỉ số có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất giá cổ phiếu trung bình của một ngành hoặc thị trường cụ thể.
Một trong những chỉ số giá gia quyền cổ phiếu phổ biến nhất là Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA), bao gồm 30 cổ phiếu thành phần khác nhau. Trong chỉ số này, các cổ phiếu giá cao làm thay đổi chỉ số nhiều hơn so với các cổ phiếu có giá thấp hơn, do đó, các cổ phiếu này qui định trọng số giá. Nikkei 225 là một ví dụ khác về chỉ số giá gia quyền.
Các chỉ số có trọng số khác
Ngoài các chỉ số có trọng số về giá, còn có các loại chỉ số có trọng số cơ bản khác gồm các chỉ số có trọng số giá trị và các chỉ số không trọng số.
Đối với một chỉ số có trọng số giá trị, ví dụ như các chỉ số trong nhóm chỉ số chiến lược của MSCI, số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường là một yếu tố quan trọng. Để xác định trọng số của mỗi cổ phiếu trong chỉ số có trọng số giá trị, giá của cổ phiếu được nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ví dụ: nếu Cổ phiếu A có năm triệu cổ phiếu đang lưu hành và đang giao dịch ở mức 15 đô la, thì trọng số của nó trong chỉ số là 750 triệu đô la. Nếu Cổ phiếu B đang giao dịch ở mức 30 đô la, nhưng chỉ có một triệu cổ phiếu đang lưu hành thì trọng lượng của nó là 30 triệu đô la. Vì vậy, trong một chỉ số có trọng số giá trị, Cổ phiếu A sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chỉ số so với Cổ phiếu B.
Trong một chỉ số không có trọng số, tất cả các cổ phiếu đều có tác động như nhau đến chỉ số, bất kể khối lượng cổ phiếu hay giá của chúng. Bất kì thay đổi giá nào trong chỉ số đều dựa trên tỉ lệ phần trăm lợi nhuận của từng thành phần. Ví dụ: nếu chỉ số có 3 cổ phiếu trong đó cổ phiếu A tăng 30% số lượng cổ phiếu, cổ phiếu B tăng 20% và cổ phiếu C tăng 10% thì chỉ số tăng 20% hay (30 + 20 + 10) / 3 số lượng cổ phiếu.
Một loại chỉ số có trọng số khác là chỉ số trung bình theo tổng tài sản thị trường, trong đó trọng số của mỗi cổ phiếu được dựa trên giá trị thị trường của các cổ phiếu đang lưu hành. Các loại chỉ số có trọng số khác bao gồm chỉ số trọng số doanh thu, trọng số cơ bản và chỉ số điều chỉnh thả nổi. Tất cả chỉ số này đều có mặt tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào mục tiêu và kiến thức thị trường của nhà đầu tư.
Các ý chính
- Trong một chỉ số giá gia quyền, cổ phiếu của mỗi công ty được tính tỉ trọng theo giá trên mỗi cổ phiếu của công ty đó, chỉ số giá gia quyền là trung bình của giá cổ phiếu của tất cả các công ty.
- Các chỉ số giá gia quyền có trọng số có tỉ trọng lớn hơn cho các cổ phiếu có giá cao hơn vì chúng đóng góp nhiều hơn vào giá trị chỉ số và gây ra các thay đổi lớn trong chỉ số.
- Một chỉ số giá gia quyền có thể được sử dụng để theo dõi giá cổ phiếu trung bình của một thị trường hoặc một ngành công nghiệp nhất định.
(Theo Investopedia)