1. Thị trường chứng khoán

Chỉ số EAFE (EAFE Index) là gì? Đặc điểm

Mục Lục

Chỉ số EAFE

Chỉ số EAFE tiếng Anh là EAFE Index. EAFE là viết tắt của Europe, Australasia, and the Far East.

Chỉ số EAFE là một chỉ số chứng khoán được cung cấp bởi MSCI (công ty tài chính của Mỹ) bao gồm các thị trường chứng khoán ngoài Mỹ và Canada. Nó được sử dụng như một chuẩn mực hiệu suất cho các thị trường vốn cổ phần quốc tế lớn, được đại diện bởi 21 chỉ số chính của MSCI từ Châu Âu, Australasia và Đông Á.

(Australasia bao gồm vùng đất rộng lớn Úc (kể cả Tasmania), New Zealand và Melanesia: New Guinea và các đảo cận kề ở phía bắc và đông Úc trong Thái Bình Dương)

Chỉ số EAFE là chỉ số chứng khoán quốc tế lâu đời nhất và thường được gọi là Chỉ số MSCI EAFE.

Đặc điểm của Chỉ số EAFE

Giống như chỉ số S&P 500 đại diện cho hiệu suất của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đến lớn tại thị trường Mỹ, chỉ số EAFE được tạo ra để phản ánh hiệu suất của các cổ phiếu có vốn hóa từ nhỏ đến lớn trên khắp các khu vực phát triển của Châu Âu, Úc và Đông Á (EAFE). Chỉ số này được phát triển bởi MSCI vào năm 1969 và bao gồm hơn 900 cổ phiếu từ 21 quốc gia trong EAFE.

Chỉ số EAFE là chỉ số thể hiện trọng số vốn hóa thị trường, các thành phần riêng lẻ của nó được tính theo vốn hóa thị trường của chúng. Điều này có nghĩa là các quốc gia có thị trường chứng khoán lớn nhất, như Nhật Bản và Anh, sẽ có tỉ trọng lớn nhất trong chỉ số. 

Ngoài ra, những thay đổi về giá trị thị trường của chứng khoán lớn sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn về chỉ số so với thay đổi giá trị thị trường của các cổ phiếu nhỏ. 70% chứng khoán lớn nhất trong chỉ số MSCI EAFE tạo thành các cổ phiếu vốn hóa lớn của chỉ số, tỉ lệ phần trăm thứ 71 đến 85 là các cổ phiếu vốn hoá trung bình, và phần trăm thứ 85 đến 99 là các cổ phiếu vốn hoá nhỏ.

Kể từ tháng 12 năm 2018, vốn chủ sở hữu từ thị trường chứng khoán Nhật Bản chiếm tỉ lệ phân bổ lớn nhất của chỉ số, ở mức 24,61%. Bốn quốc gia hàng đầu theo phân bổ trong chỉ số EAFE, sau Nhật Bản, bao gồm Anh (16,94%), Pháp (11,10%), Đức (8,12%) và Thụy Sĩ (8,65%). 

Danh sách 10 công ty hàng đầu về chỉ số là Nestle, Roche Holding Genuss, Novartis, HSBC Holdings, Toyota Motor Corp, BP PLC, Royal Dutch Shell, Total, AstraZeneca và SAP. Các công ty này chiếm 1,64 nghìn tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường, tương đương 11,94% vốn hóa thị trường của chỉ số.

Lợi ích của chỉ số EAFE

Các nhà đầu tư tổ chức và quản lí tài sản sử dụng chỉ số EAFE làm chuẩn mực hiệu suất cho thị trường vốn cổ phần phát triển quốc tế. Bằng cách so sánh hiệu suất của các quĩ với chỉ số EAFE, người quản lí có thể xác định liệu họ có đang tăng thêm giá trị cho danh mục đầu tư của khách hàng hay không. 

Các nhà đầu tư và quản lí danh mục đầu tư muốn tăng mức độ đa dạng hóa ngoài Mỹ và Canada có thể thêm các cổ phiếu từ EAFE vào danh mục đầu tư của họ. Điều này thường được thực hiện bằng cách mua các sản phẩm tài chính được liên kết theo chỉ số, chẳng hạn như các quĩ giao dịch trao đổi (ETF).

Một ví dụ về một quĩ ETF theo dõi kết quả đầu tư của chỉ số EAFE là iShares MSCI EAFE ETF (EFA). EFA có tài sản ròng 60,6 tỉ USD với tỉ lệ chi phí 0,31%, tính đến tháng 10 năm 2019. Các quĩ ETF khác phản ánh hiệu suất của chỉ số EAFE là iShares Core MSCI EAFE (IEFA) và iShares MSCI EAFE Small-Cap (SCZ) ETF.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác