Chi phí bình quân (Average Total Cost) là gì?
Mục Lục
Chi phí bình quân
Chi phí bình quân trong tiếng Anh gọi là: Average Total Cost.
Chi phí bình quân biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng:
Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm số của sản lượng. Tùy theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau.
Về mặt toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình sẽ có hình dạng một đường cong bậc hai.
Thông thường người ta hay nói, ATC là một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường có hai phần: thoạt đầu, ứng với qui mô sản lượng còn tương đối nhỏ, càng tăng sản lượng q lên thì chi phí bình quân ATC càng giảm xuống.
Nói cách khác, lúc này, ATC có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽ làm cho chi phí bình quân ATC tăng lên. Khi đó, đường ATC sẽ có khuynh hướng đi lên.
Hình 1 cho ta một hình dung về một đường ATC.
Hình 1: Đường chi phí bình quân
Với q < q*, tăng q sẽ làm ATC giảm xuống. Ngược lại, với q > q*, tăng q lại làm ATC tăng lên
Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC.
Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỉ số TC(q)/q hay ATC(q) sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi xuống.
Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi lên.
Quan hệ giữa đường tổng chi phí và đường chi phí bình quân
Hãy xuất phát từ một đường TC như trên hình 2.
Một điểm như điểm A có hoành độ là q1 và tung độ là TC1. Điều đó có nghĩa là tổng chi phí để sản xuất một khối lượng hàng hóa q1 chính là TC1.
Theo định nghĩa, tại mức sản lượng này, chi phí bình quân là TC1/q1. Mức chi phí này có thể đo bằng tgα, với α là góc hợp thành bởi tia OA và trục hoành.
Nó cũng chính là độ dốc của tia OA. Khi sản lượng còn thấp (q q*), độ dốc của các tia nói trên tăng dần. Điều này phản ánh chi phí bình quân đang tăng dần và đường ATC có xu hướng đi lên.
Hình 2: Quan hệ giữa tổng chi phí và chi phí bình quân
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)