Chênh lệch đáo hạn (Maturity Mismatch - MM) là gì?
Mục Lục
Chênh lệch đáo hạn
Chênh lệch đáo hạn trong tiếng Anh là Maturity Mismatch, viết tắt là MM.
Chênh lệch đáo hạn (MM) có thể đề cập đến các tình huống khi có sự phân cách giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Nói ngắn gọn lại, sự chênh lệch xảy ra khi có nhiều khoản nợ hơn tài sản. MM cũng có thể diễn ra khi một công cụ phòng ngừa rủi ro và kì hạn của tài sản cơ sở bị sai lệch.
Như vậy, độ chênh lệch đáo hạn cũng được gọi là độ chênh lệch về tài sản có và tài sản nợ.
Đặc điểm của chênh lệnh đáo hạn
Thuật ngữ chênh lệch đáo hạn thường ám chỉ các tình huống liên quan đến bảng cân đối kế toán của công ty. Một công ty không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình nếu các khoản nợ ngắn hạn của nó lớn hơn các tài sản ngắn hạn.
Sự chênh lệch cũng xảy ra khi có nhiều tài sản ngắn hạn hơn nhiều so với tài sản trung và dài hạn. Chêch lệnh đáo hạn có thể làm sáng tỏ tính thanh khoản của một công ty, vì chúng cho thấy cách thức sắp xếp kì đáo hạn của tài sản và nợ phải trả. Chúng cũng thể hiện rằng công ty không sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả, điều này có thể siết chặt tính thanh khoản.
Việc làm cho trùng khớp đáo hạn, ví dụ như dùng dòng tiền từ tài sản để đáp ứng các khoản nợ khi chúng đến hạn, đôi khi không thực tế và cũng không nhất thiết mong muốn xảy ra. Trong trường hợp một ngân hàng đòi hỏi phải có sự bành trướng cho khả năng sinh lời, vay ngắn hạn từ người gửi tiền và cho vay dài hạn với lãi suất cao hơn có thể tạo ra một biên lãi ròng cho lợi nhuận.
Chênh lệch đáo hạn cũng có thể diễn ra trong việc phòng ngừa rủi ro. Điều này xảy ra khi thời gian đáo hạn của một tài sản cơ sở không khớp với công cụ phòng ngừa rủi ro. Do đó, tại ra một hàng rào không hoàn hảo. Ví dụ, chênh lệch xảy ra khi trái phiếu cơ sở trong hợp đồng tương lai trái phiếu 1 năm, lại bị đáo hạn trong 3 tháng.
Những điểm cần lưu ý
Lịch đáo hạn khoản vay hoặc nợ phải trả phải được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên viên tài chính hoặc thủ quĩ của công ty. Họ sẽ cố gắng để khớp dòng tiền dự kiến của công ty với các nghĩa vụ thanh toán trong tương lai như khoản vay, tiền thuê và nợ lương hưu.
Một ngân hàng sẽ không gánh vác quá nhiều tiền tài trợ ngắn hạn cho các khoản vay thế chấp dài hạn hoặc tài sản ngân hàng (có thể hiểu là chuyển những món nợ ngắn hạn thành món nợ dài hạn).
Tương tự, một công ty bảo hiểm sẽ không đầu tư vào quá nhiều chứng khoán có thu nhập cố định ngắn hạn để đáp ứng các khoản thanh toán trong lương lai.
Nói rộng hơn, một công ty phi tài chính cũng có rủi ro chênh lệch đáo hạn nếu như nó vay một khoản vay ngắn hạn cho dự án hoặc cho chi phí tài sản cố định, đều là những khoản sẽ không tạo ra dòng tiền cho đến một năm sau.
Một nhà thầu cơ sở hạ tầng thực hiện một khoản vay với thời gian đáo hạn 5 năm, sẽ tạo ra rủi ro chênh lệch đáo hạn nếu dòng tiền từ dự án đến 10 năm sau mới bắt đầu hoạt động.
(Theo Investopedia)