1. Kinh tế học

Biến độc lập (Independent variable) và Biến phụ thuộc (Dependent variable) là gì?

Mục Lục

Biến độc lập (Independent variable) và Biến phụ thuộc (Dependent variable)

Biến độc lập trong tiếng Anh là Independent variable. Biến độc lập là biến số tác động tới biến số khác (biến phụ thuộc) trong một mô hình kinh tế.

Biến phụ thuộc trong tiếng Anh là Dependent variable. Biến phụ thuộc là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác trong mô hình. Ví dụ, nhu cầu về một hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá cả của nó.

Đặc trưng

Biến độc lập

- Biến độc lập (còn gọi là nghiệm thức) là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

- Như vậy, đối tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói cách khác kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.

Ví dụ 1: Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón, lượng nước tưới, thời gian chiếu sáng khác nhau,… (hay còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).

Ví dụ 2: Giá hàng hoá là biến số độc lập ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa đó. Vì các nhà kinh tế dùng hàm ngược khi biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc trên đồ thị, nên biến độc lập thường được ghi trên trục tung.

- Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng.

Các nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau.

Biến phụ thuộc

- Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập) là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập.

- Thông thường người ta đặt biến số phụ thuộc ở về phía trái của phương trình và biểu thị nó trên trục tung của một đồ thị. Bởi vậy, nếu nhu cầu là một hàm của giá hàng hoá, thì P là biến độc lập và D phụ thuộc vào P. Dưới dạng hàm tổng quát, chúng ta có thể viết:

D=f(P)

Ví dụ: Khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây… và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.

Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

- Biến độc lập là biến số tác động tới biến phụ thuộc trong một mô hình kinh tế. Khi các biến độc lập trong mô hình thay đổi thì biến phụ thuộc buộc phải thay đổi theo.

- Do đó, có thể kết luận rằng biến độc lập và biến phụ thuộc thế hiện mối quan hệ nhân quả, trong đó biến độc lập đóng vai trò là nguyên nhân còn biến phụ thuộc là kết quả.

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Phương pháp nghiên cứu khóa học, Tổ hợp giáo dục Topica)

Thuật ngữ khác