Bên vỡ nợ (Distressed Borrower) là gì? Cần làm gì khi vỡ nợ?
Mục Lục
Bên vỡ nợ
Bên vỡ nợ tiếng Anh là Distressed Borrower.
Bên vỡ nợ là người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ đúng hạn, do gặp khó khăn tài chính. Bên vỡ nợ có thể là một người hoặc một doanh nghiệp có thu nhập giảm do các tình huống không lường trước được.
Bên vay cũng có thể vỡ nợ nếu họ chỉ đơn giản là không hiểu các điều khoản của khoản vay. Vào cuối những năm 2000, phần lớn những người đi vay dưới chuẩn trở thành bên vỡ nợ vì họ có những khoản vay mà họ không hiểu các điều khoản và không đủ khả năng thanh toán.
Thông thường, tổ chức cho vay chỉ phát hành các khoản vay có thể trả được, nhưng cấu trúc của thị trường thế chấp cuối những năm 2000 khuyến khích hoạt động cho vay liều lĩnh, bởi vì những tổ chức phát hành các khoản thế chấp thường không chịu bất kì rủi ro nào.
Cần làm gì khi vỡ nợ?
Khi vỡ nợ, bên vỡ nợ có thể đăng kí điều khoản đình chỉ nghĩa vụ thanh toán, hoàn trả, sửa đổi khoản vay hoặc bán khống.
Tại Mỹ, bên vỡ nợ có thể yêu cầu bên cho vay cấp cho họ điều khoản cấm hoặc đình chỉ nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian cụ thể. Bên cho vay thường không đồng ý với lựa chọn này trừ khi pháp luật yêu cầu phải làm như vậy, bởi vì bất kì sự chậm trễ nào trong việc trả nợ sẽ làm giảm giá trị của khoản vay đó trên thị trường mở. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cho phép bên cho vay đình chỉ nghĩa vụ thanh toán đối với sinh viên vay tiền, và một số tổ chức cho vay sinh viên tư nhân cũng được yêu cầu cung cấp điều khoản này.
Bên cho vay thường yêu cầu bên vay hoàn trả, trong đó bên vay trả tất cả số tiền quá hạn trong một lần. Tùy thuộc vào các điều khoản của khoản vay, bên cho vay có thể cho phép bên vay hoàn trả mà không bị phạt, nếu khoản thanh toán của họ rơi vào thời gian ân hạn được xác định trước.
Ngoài ra, bên vỡ nợ có thể sửa đổi khoản vay, trong đó bên cho vay sẽ đề nghị giảm tổng số tiền trả nợ mà bên vay yêu cầu hoặc kéo dài thời gian đưa ra để trả toàn bộ số tiền cho vay. Bên cho vay đôi khi sẽ sửa đổi điều khoản cho vay nếu họ sợ rằng nếu không sửa đổi, bên vay sẽ hoàn toàn không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bên vỡ nợ có quyền lựa chọn bán khống, theo đó họ bán tài sản của mình khi thua lỗ và trả cho bên cho vay thế chấp của họ ít hơn toàn bộ số tiền họ nợ.
(Theo Investopedia)