1. Tài chính - Ngân hàng

Bảo hiểm trùng (Double Insurance) trong bảo hiểm tài sản là gì?

Mục Lục

Bảo hiểm trùng

Bảo hiểm trùng trong tiếng Anh được gọi là Double Insurance.

- Bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản là trường hợp một đối tượng bảo hiểm đồng thời được bảo đảm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một rủi ro với những doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.

Những hợp đồng bảo hiểm này có điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau, và tổng sô tiền bảo hiểm từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm đó thì gọi là bảo hiểm trùng.

- Bảo hiểm trùng là việc một tài sản được mua bảo hiểm 2 hoặc nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng một rủi ro. Nói cách khác, bảo hiểm trùng là việc mua bảo hiểm nhiều lần cho cùng một quyền lợi bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. (Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2010)

Cách giải quyết

Trong trường hợp có bảo hiểm trùng, tuỳ thuộc vào nguyên nhân xảy ra để giải quyết. Thông thường, bảo hiểm trùng liên quan đến sự gian lận của người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. 

Do đó, về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm có thể huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện thấy bảo hiểm trùng có gian lận. Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì lúc này, trách nhiệm của mỗi công ty đối với tổn thất sẽ được phân chia theo tỉ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận. Cụ thể:

Số tiền bồi thường của hợp đồng khách hàng A = Giá trị thiệt hại thực tế x (Số tiền bảo hiểm của hợp đồng khách hàng A/Tổng Số tiền bảo hiểm)

Trên thực tế, một trong số các doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp hợp đồng cho đối tượng được bảo hiểm trùng này có thể sẽ đứng ra bồi thường theo số thiệt hại thực tế, sau đó sẽ đòi lại các doanh nghiệp bảo hiểm khác phần trách nhiệm của họ.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về quản trị rủi ro và bảo hiểm, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Trường cán bộ quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2)

Thuật ngữ khác