Báo cáo hoạt động đáng ngờ (Suspicious Activity Report) là gì? Nội dung liên quan
Mục Lục
Báo cáo hoạt động đáng ngờ (Suspicious Activity Report)
Báo cáo hoạt động đáng ngờ trong tiếng Anh là Suspicious Activity Report; viết tắt là SAR.
Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) là một công cụ được cung cấp theo Đạo luật bảo mật ngân hàng (BSA) năm 1970 để theo dõi các hoạt động đáng ngờ thường không được gắn cờ theo các báo cáo khác (như báo cáo giao dịch tiền tệ). SAR đã trở thành hình thức tiêu chuẩn để báo cáo các hoạt động đáng ngờ vào năm 1996.
SAR có thể bao gồm hầu hết mọi hoạt động khác thường. Một hoạt động có thể được bao gồm trong SAR nếu hoạt động đó làm nảy sinh nghi ngờ rằng chủ tài khoản đang cố gắng che giấu điều gì đó hoặc đang thực hiện một giao dịch bất hợp pháp.
Nội dung liên quan đến báo cáo hoạt động đáng ngờ
Đơn vị nộp báo cáo
Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) được đệ trình bởi tổ chức tài chính quan sát các hoạt động đáng ngờ trong tài khoản. Báo cáo được gửi lên Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (Financial Crimes Enforcement Network), người ta sau đó sẽ điều tra vụ việc. Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính là một bộ phận của Bộ ngân khố Hoa Kỳ.
Tổ chức tài chính có khả năng nộp báo cáo trong vòng 30 ngày về bất kì hoạt động tài khoản nào mà họ cho là đáng ngờ hoặc bất thường. Có thể gia hạn không quá 60 ngày nếu cần thiết để thu thập thêm bằng chứng. Tổ chức này không cần bằng chứng rằng một tội ác đã xảy ra. Khách hàng không được thông báo rằng SAR đã được nộp có liên quan đến tài khoản của họ.
Báo cáo hoạt động đáng ngờ là một phần của các đạo luật và qui định chống rửa tiền, nó đã trở nên khắt khe hơn kể từ năm 2001. Đạo luật Yêu nước Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể các yêu cầu SAR trong nỗ lực chống khủng bố toàn cầu và trong nước.
Mục tiêu của SAR
Mục tiêu của SAR và kết quả điều tra là xác định các khách hàng có liên quan đến rửa tiền, lừa đảo hoặc tài trợ khủng bố. Khách hàng không được thông báo là báo cáo được nộp. Tiết lộ cho khách hàng biết hoặc không nộp SAR có thể dẫn đến các hình phạt rất nghiêm trọng cho cả cá nhân và tổ chức.
Các SAR cho phép cơ quan thực thi pháp luật phát hiện các kiểu mẫu và xu hướng trong các tội phạm có tổ chức và tội phạm tài chính cá nhân để họ có thể lường trước các hành vi phạm tội và lừa đảo để chống lại nó trước khi tình thế leo thang.
Tại Hoa Kỳ, các tổ chức tài chính phải nộp SAR là họ cho rằng nhân viên hoặc khách hàng đã tham gia vào hoạt động giao dịch nội gián. Họ cũng phải nộp SAR nếu họ phát hiện hành vi rửa tiền tiềm ẩn hoặc vi phạm Đạo luật Bảo mật ngân hàng.
SAR được sử dụng nếu tổ chức tài chính phát hiện bằng chứng hack máy tính hoặc của việc khách hàng đang điều hành một doanh nghiệp dịch vụ tiền không được cấp phép. Hồ sơ SAR phải được lưu giữ trong 05 năm kể từ ngày nộp đơn.
Ví dụ về tình huống báo cáo hoạt động đáng ngờ
Ví dụ: Albert là chủ tài khoản tại Tổ chức tài chính XYZ. Albert đã là một khách hàng trong gần 05 năm và có một lịch sử tài khoản được thiết lập và các giao dịch rất dễ đoán. Mỗi tháng, anh ta gửi 15,000 đô la vào tài khoản và mua một quĩ đầu tư theo chỉ số. Một ngày nọ, anh ta bắt đầu nhận được số tiền chuyển hàng tuần là 9,000 đô la vào tài khoản.
Gần như là khi tiền vừa gửi vào tài khoản thì nó lại được rút ra ngay lập tức. Điều này là không bình thường đối với tài khoản và hoạt động thông thường của Albert. Tổ chức tài chính có thể coi đây là hoạt động đáng ngờ và có thể nộp SAR.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)